Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Cách chọn nệm tốt để ngủ thật ngon

Bạn có cần một cái giường mới không?





Hầu hết chúng ta chỉ thay thế nệm và giường sau khoảng tám đến mười năm. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng mình thường ngủ không được ngon thì có thể là do giường mang đến cảm giác khó chịu như quá cứng, quá mềm, hoặc chỉ đơn giản là không được thoải mái. Đây là thời gian thích hợp nhất để mua một tấm nệm mới hoặc cả một chiếc giường mới.

Việc đầu tiên khi muốn mua một chiếc giường là bạn phải chọn kích thước theo sở thích và phù hợp với không gian phòng ngủ. Ngoài các phép đo cơ bản hoặc theo các kích thước thông thường như 1,2x2 (m), 1,6x2 (m), 1,8x2 (m), hãy chú ý thêm đến không gian cho đầu giường và chân giường ( khoảng 10 – 30 cm), ngoài ra những tấm trải dày đôi khi chiếm thêm đến tám phân ở hai cạnh bên.


Nếu cần, hãy vẽ kích thước phòng của bạn trên giấy cùng với đồ nội thất theo đúng tỷ lệ và thử đặt những kích cỡ giường khác nhau vào đó để xác định tương quan hợp lý nhất. Nếu có thể, bạn cần 60 – 90cm xung quanh giường để làm lối đi hoặc để thay khăn trải giường. Để dễ hình dung, nên dùng giấy bao, khăn hoặc thảm trải ra sàn theo đúng vị trí và kích thước sẽ đặt giường rồi di chuyển xung quanh xem có tiện lợi không.


Kiểm tra một tấm nệm

Các nhà sản xuất và đội ngũ nhân viên bán hàng luôn khuyến khích bạn kiểm tra một tấm nệm trước khi mua bằng cách nằm thử. Nếu hai người ngủ chung thì nên cùng nhau đi sắm giường. Đừng vội vàng, mà đề nghị các nhân viên bán hàng để bạn một mình thoải mái nằm thử trên nệm theo thói quen, ngửa, sấp hay nằm nghiêng, xoay ngang dọc thỏa thích và ngồi trên các cạnh, các góc giường. Nếu thường ngồi trên giường để đọc hoặc làm việc thì bạn hãy thử ở vị trí mà mình quen làm. Ngoài ra, nên lưu ý:
- Nệm cứng hơn không có nghĩa là tốt hơn vì nó tùy thuộc sở thích cá nhân và hình dạng cơ thể mỗi người. Nệm tốt cần hỗ trợ cột sống của bạn và nâng đỡ nhẹ tại những điểm chịu nhiều áp lực của cơ thể khi nằm nghiêng như vai, hông. Không phải chiếc nệm nào cũng phù hợp với mọi người và đó là lý do bạn phải lựa chọn kỹ. Nên hỏi ý kiến cửa hàng xem có cho đổi nệm khác khi nệm đã mua không phù hợp hay không. Đừng dựa vào thời gian bảo hành nệm làm cơ sở để chọn lựa vì yếu tố này không giúp cho bạn ngủ ngon hơn


- Khi mua sắm cho khung giường, hãy chọn thành giường chắc chắn để hỗ trợ sự đàn hồi khi lún xuống của nệm, nhất là loại nệm lò xo. Đối với giường được thiết kế để sử dụng nệm cao su cũng cần một tấm lót phẳng, vững chắc.

Kiểm tra cấu trúc nệm

Nên kiểm tra nhãn sản phẩm và các mẫu cắt mặt để xem cấu trúc bên trong của tấm nệm. Đối với nệm lò xo, các cuộn lò xo được phủ ngoài bằng những lớp đệm và áo bọc. So sánh số lượng các cuộn dây và kết cấu của chúng, số lượng lớp đệm và các vật liệu cũng như các tính năng đặc biệt khác của những tấm nệm. Số cuộn lò xo càng lớn thì nệm càng chịu lực tốt. Tiêu chuẩn thông thường là 300 cuộn cho một tấm nệm cỡ giường đôi, mỗi cạnh được lót nhiều lớp vải bọc, một hoặc nhiều lớp bông xốp.


Nệm dày hơn chưa chắc đã tốt hơn: Thông thường chúng ta sử dụng nệm tiêu chuẩn dày 20cm. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều mẫu mã với phong cách khác biệt, có tấm nệm dày đến 40cm. Nếu bạn chọn nệm dày hơn bình thường thì gờ cạnh giường cũng phải đủ cao để giữ chặt tấm nệm.



Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Chọn chăn ga gối đệm cho phòng tân hôn

Sau khi có giường đệm,việc không kém phần quan trọng đối với những đôi vợ chồng sắp cưới là sắm bộ ga, chăn, gối, bởi chiếc giường cưới luôn hiện diện như "tổ ấm" riêng tư của đôi uyên ương.





Chất liệu chủ đạo cho ga, chăn, gối năm nay là 100% cotton với nhiều màu sắc tươi tắn và hoa văn trang nhã. Một bộ ga, chăn, gối bây giờ bao gồm nhiều phụ kiện: ga 2 tầng, ga có thành, có trần, ga buộc nơ 4 góc, chăn hè thu, chăn thu đông, gối đôi, gối đơn, gối dựa, gối ôm... Kiểu kết hoa lên màn tuyn xưa đã được thay thế bằng việc đính một vài bông hoa cùng tông màu với bộ ga, chăn, gối lên tường hoặc đầu thành giường, chủ yếu chỉ là điểm nhấn và làm nền cho bộ ga, chăn, gối cưới.



Vấn đề bạn phải lưu tâm ngay từ đầu khi quyết định mua ga, chăn, gối cưới: phải cùng gam màu với tường và rèm cửa phòng ngủ. Màu tường phòng ngủ là màu kem, nên chọn ga trải giường màu vàng nhạt hoặc hơi đậm, có in những hình hoa văn hoặc con thú nhỏ màu kem đậm, gối với những đường kẻ to màu vàng nhạt, chăn đồng màu với ga. Rèm cửa có thể là kẻ hoặc hoa văn hồng nổi trên nền trắng đục. Chao đèn màu phấn hồng, hoa cắm màu hồng (có thể là đậm).



Màu tường phòng ngủ là mơ chín: Ga trải giường màu kem đậm (hoa văn kết hợp giữa màu mơ và màu xanh nhạt), gối đồng màu với chân ga và thân ga, chăn kẻ sọc to, kết hợp giữa 3 màu: mơ, xanh nhạt và trắng đục. Rèm cửa màu mơ nhạt, in hoa văn màu trắng hoặc xanh nhạt. Chao đèn màu trắng đục, có thể cắm hoa màu trắng hoặc màu mơ.
Tương tự với các màu tường phòng ngủ khác, bạn có thể chọn ga, chăn, gối, may rèm cửa như cách trên, hoặc chọn màu sắc gần giống như màu tường.

Theo VnExpress

Mẹo chọn mua ga trải giường phù hợp

Từ 1.000.000 đồng trở lên: bạn có thể đặt mua những bộ chăn, drap, gối với thiết kế lạ mắt, chất liệu cao cấp nhãn hiệu nước ngoài đang bày bán tại các cửa hàng sang trọng.




1. Đo kích thước nệm

Nhiều loại nệm hiện nay hay được tính bằng size King, hoặc size Queen, tuy nhiên ra size King và Queen của drap thì lại khác nhau đôi chút tùy nhà sản xuất, vì vậy sẽ rất khó để bạn chọn kích thước drap giường theo kiểu chung chung như vậy.

Tốt hơn hết trước khi mua drap bạn nên đo để biết kích thước giường và gối nằm của bạn. Kích thước phổ biến cho giường đôi ở Việt Nam là 1.6m x 2m.

Đo độ dày của nệm để chọn drap có độ phủ phù hợp.
Một bộ đầy đủ cho giường ngủ thông thường sẽ bao gồm: 1 tấm drap, 1 tấm mền, 2 gối nằm ( 45cm x 65cm) và 1 gối ôm (80 x 100cm).

2. Chú ý số lượng chỉ trên 1 inch vuông

Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trên nhãn của bất cứ chiếc drap giường tốt nào đều có số lượng sợi chỉ trên 1 inch vuông (6,4cm²). Số lượng sợi trên 1 inch vuông càng nhiều, thì loại vải đó càng đắt tiền, và càng mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.

Tuy nhiên số lượng sợi càng nhiều, cũng đồng nghĩa với việc sợi sẽ rất mỏng, làm giảm độ bền của vải. Vì vậy tốt hơn bạn nên chọn loại vải có từ 200-300 sợi/inch vừa bền, vừa mang lại sự thoải mái khi sử dụng.


3. Chất liệu

Drap trải giường phòng ngủ của khách thì chất liệu lụa, satin thể hiện sự sang trọng. Với drap dành cho giường trẻ nhỏ, bạn nên tránh chất liệu flannel, vì có thể khiến trẻ bị lạnh vào mùa mưa. Bạn cũng có thể chọn mua bao gối bằng chất liệu khác để thử xem trẻ có hợp với loại vải đó không rồi hãy quyết định mua drap trải giường cho bé.

Drap giường thường có 2 lọai: drap phủ và drap bọc. Drap phủ thì đẹp và mắc tiền hơn drap bọc nhưng chỉ phù hợp nếu phòng ngủ của bạn thoáng mát hoặc thường xuyên sử dụng máy lạnh.


4. Đọc hướng dẫn sử dụng

Đối với loại drap giường bằng lụa, bạn sẽ không thể giặt và sấy bằng máy, mà phải giặt tay và phơi dưới trời nắng nhẹ. Bạn không có thời gian để giặt tay? Hãy chọn loại mà bạn có thể cho vào máy giặt. Các chỉ số này được ghi ở hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Để sản phẩm luôn giữ được màu sắc và độ bền trong lần giặt đầu tiên, bạn nên ngâm hoàn toàn sản phẩm trong nước trong thời gian 6 giờ và tiến hành xả nhiều lần cho đến khi nước xả không còn đục. Sau đó ngâm sản phẩm với bột giặt pha loãng, không nên ngâm quá lâu để tránh phai màu. Khi giặt, sản phẩm phải được vắt thật ráo trước khi phơi. Những lần sau, bạn có thể giặt sản phẩm một cách bình thường.

5. Mua theo túi tiền






Có thể tạm chia thành 4 mức giá : dưới 200.000 đồng, 200.000-500.000 đồng, từ 500.000 đến dưới 1 triệu đồng và từ 1 triệu đồng trở lên.

- 200.000 đồng: Bạn có thể mua các sản phẩm may sẵn từ vải thun jersey hoặc tự mua vải và đặt may gia công.

- Từ 200.000-500.000 đồng: bạn có thể lựa những bộ drap cotton may sẵn loại thường của các thương hiệu có tiếng hiện nay ở nước ta, hoặc trong các cửa hàng chuyên doanh tự may bằng vải Việt Nam, vải Trung Quốc hay vải Đài Loan, Hàn Quốc.
- Từ 500.000-1.000.000 đồng: bạn có thể chọn được những bộ drap theo tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc có thể mua được những loại vải hoa văn đẹp, ít đụng hàng và đặt may gia công theo ý thích. Có thể chọn các loại vải cotton 100%, CVC, linen mới với hoa văn đang thịnh hành theo mốt.

- Từ 1.000.000 đồng trở lên: bạn có thể đặt mua những bộ chăn, drap, gối với thiết kế lạ mắt, chất liệu cao cấp nhãn hiệu nước ngoài đang bày bán tại các cửa hàng sang trọng.

Cách chọn đệm cho bé sơ sinh

Đệm bọt xốp





Đệm bọt xốp (hoặc mút) là phổ biến, với giá thành thấp nhất. Đệm loại này cũng dễ dàng khi vệ sinh, phơi khô ngoài nắng. Bạn có thể chọn đệm với chiều dày 8-10cm, giúp nâng đỡ cơ thể bé tốt khi ngủ. Một số đệm mút còn được thiết kế với nhiều lỗ thông gió.

- Ưu điểm: Nhẹ và rẻ.

- Nhược điểm: Không thoát mồ hôi khi trời nóng.

Đệm lò xo

Đặc điểm nột bật của đệm là có lồng thêm lò xo vào trong lõi bông mút, kèm chất liệu cotton mềm bao bọc bên ngoài. Hoặc một mặt của đệm là chất cotton, mặt còn lại là chất nhựa dẻo.

- Ưu điểm: Khả năng đàn hồi tốt.

- Nhược điểm: Đắt hơn đệm mút.

Đệm chất liệu tự nhiên

Đệm chất liệu tự nhiên thường được sản xuất từ xơ dừa, phủ bằng chất liệu cao su. Ngoài cùng là mặt cotton mềm.

- Ưu điểm: Bền, giữ dáng tốt. Là giải pháp thay thế phù hợp khi bạn lo lắng cho con ngủ trên đệm có chất liệu tổng hợp.

- Nhược điểm: Ít phổ biến hơn các loại đệm khác. Giá thành thường cao hơn đệm mú và đệm lò xo.

Đệm cho trường hợp đặc biệt

Với bé bị hen suyễn hoặc dị ứng, bạn có thể chọn loại đệm được thiết kế đặc biệt. Đệm hoạt động bằng điện, giống như một chiếc máy giặt ở 60ºC, giúp tiêu diệt bụi bẩn gây dị ứng. Tuy nhiên, loại đệm này còn chưa được phổ biến trên thị trường.

- Ưu điểm: Đệm phù hợp cho bé bị hen suyễn hay dị ứng. Bề mặt đệm luôn sạch mà ít cần được vệ sinh.

- Nhược điểm: Đắt hơn hẳn so với các loại đệm được giới thiệu ở trên. Được coi là loại đệm dành cho các bé “nhà giàu”.

Đặt đệm theo yêu cầu

Có thể đặt đệm một mặt làm bằng xốp bông (hoặc mút) cho bé mùa đông ấm áp; một mặt bằng bông ép dành cho mùa hè.

Ưu điểm: Đặt đệm theo ý muốn và giá thành riêng.


(Theo Me&Be)

5 điều các bà mẹ cần biết khi mua đệm cho trẻ nhỏ

1. Kích thước của giường Cũng giống như khi bạn mua một chiếc đệm cho người lớn, bạn cũng cần phải biết kích thước của giường. Một chiếc đệm quá to và dài hay một chiếc đệm quá nhỏ và ngắn đều sẽ khiến các bé khó chịu. Chính vì vậy các bạn nên đo kích thước chiếc giường của bé trước khi đi đến các trung tâm mua sắm.

2. Con trai hay con gái Hầu như tất cả những thứ mua cho em bé có liên quan đến giới tính của em bé từ màu sắc của các bức tường để các đồ chơi xung quanh giường, để các điện thoại di động treo trên hang đá hạnh phúc. Bạn không nên làm cho một ngoại lệ khi mua một tấm ga trải giường cho bé. Thông thường, đó là màu hồng cho các cô gái và màu xanh cho các bé trai. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch để sử dụng nó trong tương lai cho một em bé có giới tính bạn chưa biết, hãy cố gắng mua màu sắc trung lập nhưng vẫn vui vẻ chẳng hạn như ánh sáng màu xanh lá cây, đào, hoặc tím. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong tương lai và nó cũng sẽ loại trừ khả năng bạn phải mua một chiếc đệm khác.


3. Thiết kế Mặc dù bạn đã chọn màu hồng cho chiếc đệm của bạn, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn nên chọn một thiết kế đơn giản. Bạn nên chọn các ký tự hoặc các hình vẽ tươi vui, sẽ giúp các bé thích đùa nghịch trên giường hơn.




4. Chất liệu sử dụng Tùy thuộc vào nơi bạn đang sống, bạn nên xem xét thời tiết và khí hậu khi mua một tấm đệm cho bé. Đối với những người sống ở các nước nhiệt đới, bông là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ cảm thấy mát khi trời nóng và cảm thấy ấm khi trời lạnh. Tuy nhiên, khi bạn sống trong một đất nước mà có tuyết, vật liệu như vải to sợi hoặc da lộn là sự lựa chọn tốt nhất cho bé.

5. Sự mềm mại Hãy để những tấm đệm phục vụ mục đích chính của nó là để cho sự thoải mái tối đa cho em bé. Không phải tất cả mọi chiếc giường đều có nệm hoàn hảo, do vậy bạn nên chọn thêm các loại khăn trải giường mềm, nhiều lớp để tăng thêm sự thoải mái cho bé. Bạn chỉ cần biết những gì phù hợp với con bạn mà thôi. Tất cả trẻ sơ sinh có nhu cầu khác nhau và là cha mẹ, bạn sẽ có thể tìm ra sau đó vào những gì tốt nhất cho bé của bạn. Những chiếc đệm đầu tiền bạn mua cho bé có thể không được hoàn hảo nhưng ít nhất, bạn sẽ biết rõ hơn thời gian tiếp theo bạn khi bạn đến trung tâm mua sắm và tìm kiếm một chiếc đệm đầy màu sắc, mềm, và thoải mái cho em bé.

Tổng hợp:Demxinh.com

Bảo quản chăn ga gối

BẢO QUẢN CHĂN GA NÓI CHUNG

Khi giặt chăn ga





    * Trước khi giặt, sắp xếp các loại vải theo màu sáng hay màu tối. Tránh giặt với khối lượng lớn để chăn ga được giặt sạch kỹ hơn.
    * Loại vải cotton, cotton pha hay gấm nên giặt với nước ấm, không dùng các chất tẩy và xả bằng với nước lạnh.
    * Để nước trong máy giặt đầy trước khi cho bột giặt vào. Dùng nửa dung lượng được khuyến cáo. Cách này sẽ giúp ga sạch mà không làm ảnh hưởng đến sợi vải.
    * Chủ động lấy ga ra ngay sau khi giặt để tránh nhầu ga.
    * Giặt vỏ gối theo định kỳ đều đặn. Chăn và gối nên rũ, đập nhẹ hằng ngày để tránh bụi bặm và làm cho gối, ga giữ được độ mềm mại, nhẹ nhàng.
    * Nên giặt nước hơn là giặt khô. Giặt ướt cho phép chăn, ga, gối trở lại trạng thái tơi, mềm mại và thơm mát sau khi giặt.
    * Chú ý giặt vải có độ bẩn khác nhau trong các khối khác nhau –bẩn ít giặt riêng, bẩn nhiều giặt riêng.

Là, ủi bộ ga


    * Là, ủi bộ ga khi ga còn hơi ẩm.
    * Luôn là ga ở mặt trái nhằm tránh ảnh hưởng đến các đường thêu, dệt ở mặt trên.
    * Luôn chú ý đến các tem hướng dẫn là, ủi có đi kèm với ga để có sự điểu chỉnh tốt nhất.
    * Lưu ý không là bông.

Bảo quản bộ ga

    * Nên là ga trước khi đem cất. Nếu cất trong tủ gỗ, hãy dùng vải lót cho bộ chăn ga. Một số loại gỗ như gỗ tuyết tùng có chất dầu tự nhiên có thể làm hỏng các chất vải.
    * Nên tránh để ga gối tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nếu có thể. Ánh sáng từ mặt trời và đèn sẽ làm cho ga gối chóng bị mất màu.

Xử lý một số vết bẩn thường gặp


    * Các Loại Nước Hoa Quả: Khi các vết bẩn còn ướt, xoa đều bằng muối và xà bông. Ngâm nước và rũ vải đều sau vài tiếng. Ngâm cho đến khi vết bẩn tan hết.
    * Máu: Tránh để vết máu lâu trên chăn ga mà nên ngâm ngay trong nước lã (nước ấm sẽ làm máu ăn vào bộ ga). Lặp lại quá trình cho đến khi sạch. Với vết máu khô, ngâm chăn, ga qua đêm bằng nước lã và muối, sau đó rửa như thường.
    * Sáp Nến: Hãy đế sáp khô. Dùng móng tay cạo sạch các vết nến trên bề mặt chăn, ga. Sau đó áp giấy giữa bàn là và chăn, ga để phần còn lại của sáp ăn vào giấy.
    * Các Loại Dầu Mỡ: Rắc thuốc muối để khoảng vài tiếng cho đến khi thuốc đã nở dày lên. Lau đi và lặp lại quá trình cho đến khi sạch các vết bẩn. Sau đó giặt như bình thường.
    * Các Loại Rượu: Rượu trắng có thể tẩy bằng cách giặt thông thường. Rượu đỏ có thể xử lý bằng cách sát muối lên bề mặt chăn, ga and sau đó ngâm trong nước lã. Tiếp tục sát muối và lau nếu vết bẩn chưa hết.

BẢO QUẢN CHĂN GA VỚI MỘT SỐ CHẤT LIỆU KHÁC NHAU


Chất vải Cotton

    * Các loại vải cotton nếu chưa qua quá trình làm mượt thường có sơ vải (xổ lông). Các loại vải này nên giặt riêng, tránh sơ vải bám lên quần áo, ga gối khác khi giặt.
    * Không dùng chất tẩy nếu có thể và không nên sấy. Nên tránh ánh nắng trực tiếp khi phơi.
    * Chỉnh chế độ xả dùng nước lạnh để tiết kiệm năng lượng và giúp là vải dễ dàng hơn.
    * Vải cotton có khả năng chống nhiệt tốt nên khi là, ủi vải cotton, nên dùng mức là độ nhiệt độ cao nhất.

Chất vải Lụa


    * Giặt vải lụa với nước ấm, xà bông và dùng tay vò nhẹ. Tránh ngâm lụa trong nước lâu. Rũ vải bằng nước lã và dùng khăn thấm để cho dễ khô. Không bao giờ vắt vải lụa.
    * Tránh giặt máy nếu có thể. Nếu buộc phải giặt máy, nên giặt lụa riêng với các loại vải khác. Khi giặt sử dụng chế độ bảo vệ vải (gentle/delicate) và cho vải vào túi giặt.
    * Vải lụa thường không cần là, ủi mà vải sẽ tự mất các nếp nhăn/nhầu một cách tự nhiên. Nếu cần thiết, là ủi, là ủi từ mặt trái của vải với chế độ nhiệt cực kỳ thấp. Dùng chế độ là, ủi khô để cho vải giữ được độ bóng.

Chất vải Tơ Tằm Nhân Tạo (100% Polyester)

    * Tơ tằm nhân tạo được thể giặt và làm khô rất dễ dàng.
    * Khi giặt máy, chỉnh chế độ giặt nhanh và sử dụng nước ấm. Vải có thế cứng khi giặt ban đầu, có thể cho nước xả vào khâu xả để cho vải mềm mại hơn.
    * Nếu dùng máy sấy khô hãy chỉnh nhiệt độ thấp. Hoặc có thể phơi ngoài trời khi nắng.
    * Vải thường không cần là ủi nhưng nếu cần thiết, lưu ý chỉnh nhiệt độ thấp để là ủi.

Cách chọn mua đệm tốt cho lưng

Chúng ta dành 1/3 cuộc đời mình ở trên chiếc giường nhưng 99,9% không biết chiếc giường nào là tốt nhất cho cơ thể mình. Đó là bởi chúng ta không biết phải chọn chúng theo tiêu chí nào. 




Không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp giường phát triển mạnh nhờ việc thay đệm cũ bằng đệm mới, mà thường là ngày càng đắt tiền hơn. Theo hiệp hội ngành công nghiệp nội thất giải thích, chiếc giường sẽ mất đi 70% giá trị của nó sau 10 năm sử dụng trong khi Sleep Council cảnh báo rằng, giống như hôn nhân, chiếc giường sẽ bắt đầu giảm giá trị sau 7 năm sử dụng liên tục. Những lời giới thiệu “có cánh”, gắn chặt với sức khỏe, với cảm giác khi sử dụng của những người nổi tiếng thực chất chỉ là những lời quảng cáo chứ hoàn toàn không có bằng chứng. Một chiếc đệm tồi có thể làm chứng đau lưng thêm trầm trọng nhưng liệu nó có thể gây ra chứng đau lưng? Tôi không chắc chắn rằng có bằng chứng khoa học nào nói về điều này.


Thực tế là chiếc lưng đau không đơn thuẩn chỉ là do nằm trên giường – nó còn liên quan, với tư thế vặn người hay nâng đồ vật. Tuy nhiên, quan niệm đau lưng cần nằm giường cứng là rất sai lầm. Thực tế là nó phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao và tuổi tác của người đó.

Vậy loại đệm nào tối ưu?

Một chiếc đệm nước và đầy bọt sẽ ảnh hưởng tới các triệu chứng, chứng năng của lưng và giấc ngủ theo hướng tích cực hơn so với những tấm đệm cứng. Nhưng sự khác biệt là khá nhỏ.



Theo chuyên gia về giấc ngủ, một chiếc đệm tốt cần phải rất năng động, tức là hình dáng cần khác nhau như kiểu lượng sóng, sắp xếp theo chiều ngang và gắn với cột sống. Có nghĩa rằng khi bạn trở mình, các sóng đệm phải chuyển động theo và không làm ảnh hưởng tới người nằm cạnh. Nhưng điều đó vẫn chưa phải là tất cả, điều quan trọng khác là nằm đệm xong, cơ thể không xuất hiện các vết hằn.

Mẹo chọn mua đệm :

- Hãy đi mua đệm cùng với người sẽ nằm chung giường với bạn.

- Nếu một trong 2 người có trọng lượng nhiều hơn người kia khoảng 20kg thì cần nằm đệm riêng. Người nặng cân hơn cần chiếc đêm có độ căng “nét” hơn người nhẹ cân.

- Đừng đi mua đệm khi đang mệt vì khi đó tất cả các loại đệm đều rất tuyệt vời.

- Đệm cần dày 10-15cm.

- Kiểm tra đệm bằng cách nằm thẳng lưng. Nếu nó có lỗ hổng lớn thì là đệm quá cứng còn không có thì là quá mềm.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...