1. Khi giặt chăn ga
* Trước khi giặt, sắp xếp các loại vải theo màu sáng hay màu tối. Tránh giặt với khối lượng lớn để chăn ga được giặt sạch kỹ hơn.
* Loại vải cotton, cotton pha hay gấm nên giặt với nước ấm, không dùng các chất tẩy và xả bằng với nước lạnh.
* Để nước trong máy giặt đầy trước khi cho bột giặt vào. Dùng nửa dung lượng được khuyến cáo. Cách này sẽ giúp ga sạch mà không làm ảnh hưởng đến sợi vải.
* Chủ động lấy ga ra ngay sau khi giặt để tránh nhầu ga.
* Giặt vỏ gối theo định kỳ đều đặn. Chăn và gối nên rũ, đập nhẹ hằng ngày để tránh bụi bặm và làm cho gối, ga giữ được độ mềm mại, nhẹ nhàng.
* Nên giặt nước hơn là giặt khô. Giặt ướt cho phép chăn, ga, gối trở lại trạng thái tơi, mềm mại và thơm mát sau khi giặt.
* Chú ý giặt vải có độ bẩn khác nhau trong các khối khác nhau –bẩn ít giặt riêng, bẩn nhiều giặt riêng.
2. Là, ủi bộ ga
* Là, ủi bộ ga khi ga còn hơi ẩm.
* Luôn là ga ở mặt trái nhằm tránh ảnh hưởng đến các đường thêu, dệt ở mặt trên.
* Luôn chú ý đến các tem hướng dẫn là, ủi có đi kèm với ga để có sự điểu chỉnh tốt nhất.
* Lưu ý không là bông.
3. Bảo quản bộ ga
* Nên là ga trước khi đem cất. Nếu cất trong tủ gỗ, hãy dùng vải lót cho bộ chăn ga. Một số loại gỗ như gỗ tuyết tùng có chất dầu tự nhiên có thể làm hỏng các chất vải.
* Nên tránh để ga gối tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nếu có thể. Ánh sáng từ mặt trời và đèn sẽ làm cho ga gối chóng bị mất màu.
4. Xử lý một số vết bẩn thường gặp
* Các Loại Nước Hoa Quả: Khi các vết bẩn còn ướt, xoa đều bằng muối và xà bông. Ngâm nước và rũ vải đều sau vài tiếng. Ngâm cho đến khi vết bẩn tan hết.
* Máu: Tránh để vết máu lâu trên chăn ga mà nên ngâm ngay trong nước lã (nước ấm sẽ làm máu ăn vào bộ ga). Lặp lại quá trình cho đến khi sạch. Với vết máu khô, ngâm chăn, ga qua đêm bằng nước lã và muối, sau đó rửa như thường.
* Sáp Nến: Hãy đế sáp khô. Dùng móng tay cạo sạch các vết nến trên bề mặt chăn, ga. Sau đó áp giấy giữa bàn là và chăn, ga để phần còn lại của sáp ăn vào giấy.
* Các Loại Dầu Mỡ: Rắc thuốc muối để khoảng vài tiếng cho đến khi thuốc đã nở dày lên. Lau đi và lặp lại quá trình cho đến khi sạch các vết bẩn. Sau đó giặt như bình thường.
* Các Loại Rượu: Rượu trắng có thể tẩy bằng cách giặt thông thường. Rượu đỏ có thể xử lý bằng cách sát muối lên bề mặt chăn, ga and sau đó ngâm trong nước lã. Tiếp tục sát muối và lau nếu vết bẩn chưa hết.
BẢO QUẢN CHĂN GA VỚI MỘT SỐ CHẤT LIỆU KHÁC NHAU
1. Chất vải Cotton
* Các loại vải cotton nếu chưa qua quá trình làm mượt thường có sơ vải (xổ lông). Các loại vải này nên giặt riêng, tránh sơ vải bám lên quần áo, ga gối khác khi giặt.
* Không dùng chất tẩy nếu có thể và không nên sấy. Nên tránh ánh nắng trực tiếp khi phơi.
* Chỉnh chế độ xả dùng nước lạnh để tiết kiệm năng lượng và giúp là vải dễ dàng hơn.
* Vải cotton có khả năng chống nhiệt tốt nên khi là, ủi vải cotton, nên dùng mức là độ nhiệt độ cao nhất.
2. Chất vải Lụa
* Giặt vải lụa với nước ấm, xà bông và dùng tay vò nhẹ. Tránh ngâm lụa trong nước lâu. Rũ vải bằng nước lã và dùng khăn thấm để cho dễ khô. Không bao giờ vắt vải lụa.
* Tránh giặt máy nếu có thể. Nếu buộc phải giặt máy, nên giặt lụa riêng với các loại vải khác. Khi giặt sử dụng chế độ bảo vệ vải (gentle/delicate) và cho vải vào túi giặt.
* Vải lụa thường không cần là, ủi mà vải sẽ tự mất các nếp nhăn/nhầu một cách tự nhiên. Nếu cần thiết, là ủi, là ủi từ mặt trái của vải với chế độ nhiệt cực kỳ thấp. Dùng chế độ là, ủi khô để cho vải giữ được độ bóng.
3. Chất vải Tơ Tằm Nhân Tạo (100% Polyester)
* Tơ tằm nhân tạo được thể giặt và làm khô rất dễ dàng.
* Khi giặt máy, chỉnh chế độ giặt nhanh và sử dụng nước ấm. Vải có thế cứng khi giặt ban đầu, có thể cho nước xả vào khâu xả để cho vải mềm mại hơn.
* Nếu dùng máy sấy khô hãy chỉnh nhiệt độ thấp. Hoặc có thể phơi ngoài trời khi nắng.
* Vải thường không cần là ủi nhưng nếu cần thiết, lưu ý chỉnh nhiệt độ thấp để là ủi.
* Trước khi giặt, sắp xếp các loại vải theo màu sáng hay màu tối. Tránh giặt với khối lượng lớn để chăn ga được giặt sạch kỹ hơn.
* Loại vải cotton, cotton pha hay gấm nên giặt với nước ấm, không dùng các chất tẩy và xả bằng với nước lạnh.
* Để nước trong máy giặt đầy trước khi cho bột giặt vào. Dùng nửa dung lượng được khuyến cáo. Cách này sẽ giúp ga sạch mà không làm ảnh hưởng đến sợi vải.
* Chủ động lấy ga ra ngay sau khi giặt để tránh nhầu ga.
* Giặt vỏ gối theo định kỳ đều đặn. Chăn và gối nên rũ, đập nhẹ hằng ngày để tránh bụi bặm và làm cho gối, ga giữ được độ mềm mại, nhẹ nhàng.
* Nên giặt nước hơn là giặt khô. Giặt ướt cho phép chăn, ga, gối trở lại trạng thái tơi, mềm mại và thơm mát sau khi giặt.
* Chú ý giặt vải có độ bẩn khác nhau trong các khối khác nhau –bẩn ít giặt riêng, bẩn nhiều giặt riêng.
2. Là, ủi bộ ga
* Là, ủi bộ ga khi ga còn hơi ẩm.
* Luôn là ga ở mặt trái nhằm tránh ảnh hưởng đến các đường thêu, dệt ở mặt trên.
* Luôn chú ý đến các tem hướng dẫn là, ủi có đi kèm với ga để có sự điểu chỉnh tốt nhất.
* Lưu ý không là bông.
3. Bảo quản bộ ga
* Nên là ga trước khi đem cất. Nếu cất trong tủ gỗ, hãy dùng vải lót cho bộ chăn ga. Một số loại gỗ như gỗ tuyết tùng có chất dầu tự nhiên có thể làm hỏng các chất vải.
* Nên tránh để ga gối tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nếu có thể. Ánh sáng từ mặt trời và đèn sẽ làm cho ga gối chóng bị mất màu.
4. Xử lý một số vết bẩn thường gặp
* Các Loại Nước Hoa Quả: Khi các vết bẩn còn ướt, xoa đều bằng muối và xà bông. Ngâm nước và rũ vải đều sau vài tiếng. Ngâm cho đến khi vết bẩn tan hết.
* Máu: Tránh để vết máu lâu trên chăn ga mà nên ngâm ngay trong nước lã (nước ấm sẽ làm máu ăn vào bộ ga). Lặp lại quá trình cho đến khi sạch. Với vết máu khô, ngâm chăn, ga qua đêm bằng nước lã và muối, sau đó rửa như thường.
* Sáp Nến: Hãy đế sáp khô. Dùng móng tay cạo sạch các vết nến trên bề mặt chăn, ga. Sau đó áp giấy giữa bàn là và chăn, ga để phần còn lại của sáp ăn vào giấy.
* Các Loại Dầu Mỡ: Rắc thuốc muối để khoảng vài tiếng cho đến khi thuốc đã nở dày lên. Lau đi và lặp lại quá trình cho đến khi sạch các vết bẩn. Sau đó giặt như bình thường.
* Các Loại Rượu: Rượu trắng có thể tẩy bằng cách giặt thông thường. Rượu đỏ có thể xử lý bằng cách sát muối lên bề mặt chăn, ga and sau đó ngâm trong nước lã. Tiếp tục sát muối và lau nếu vết bẩn chưa hết.
BẢO QUẢN CHĂN GA VỚI MỘT SỐ CHẤT LIỆU KHÁC NHAU
* Các loại vải cotton nếu chưa qua quá trình làm mượt thường có sơ vải (xổ lông). Các loại vải này nên giặt riêng, tránh sơ vải bám lên quần áo, ga gối khác khi giặt.
* Không dùng chất tẩy nếu có thể và không nên sấy. Nên tránh ánh nắng trực tiếp khi phơi.
* Chỉnh chế độ xả dùng nước lạnh để tiết kiệm năng lượng và giúp là vải dễ dàng hơn.
* Vải cotton có khả năng chống nhiệt tốt nên khi là, ủi vải cotton, nên dùng mức là độ nhiệt độ cao nhất.
2. Chất vải Lụa
* Giặt vải lụa với nước ấm, xà bông và dùng tay vò nhẹ. Tránh ngâm lụa trong nước lâu. Rũ vải bằng nước lã và dùng khăn thấm để cho dễ khô. Không bao giờ vắt vải lụa.
* Tránh giặt máy nếu có thể. Nếu buộc phải giặt máy, nên giặt lụa riêng với các loại vải khác. Khi giặt sử dụng chế độ bảo vệ vải (gentle/delicate) và cho vải vào túi giặt.
* Vải lụa thường không cần là, ủi mà vải sẽ tự mất các nếp nhăn/nhầu một cách tự nhiên. Nếu cần thiết, là ủi, là ủi từ mặt trái của vải với chế độ nhiệt cực kỳ thấp. Dùng chế độ là, ủi khô để cho vải giữ được độ bóng.
3. Chất vải Tơ Tằm Nhân Tạo (100% Polyester)
* Tơ tằm nhân tạo được thể giặt và làm khô rất dễ dàng.
* Khi giặt máy, chỉnh chế độ giặt nhanh và sử dụng nước ấm. Vải có thế cứng khi giặt ban đầu, có thể cho nước xả vào khâu xả để cho vải mềm mại hơn.
* Nếu dùng máy sấy khô hãy chỉnh nhiệt độ thấp. Hoặc có thể phơi ngoài trời khi nắng.
* Vải thường không cần là ủi nhưng nếu cần thiết, lưu ý chỉnh nhiệt độ thấp để là ủi.